Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

10 kỹ năng trong giao tiếp cho trẻ 10 tuổi

0

Cập nhật vào 09/01

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng sống quan trọng mà mọi đứa trẻ cần có ngay từ nhỏ. Khi trẻ được rèn luyện giao tiếp ngay từ bé thì khi trưởng thành trẻ sẽ tự tin, khéo léo và dễ thành công hơn. Đối với trẻ 10 tuổi, trẻ bắt đầu biết nhận thức và hay quan sát tới cảm xúc của mọi người xung quanh.

Cha mẹ nên chú ý rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con ngay từ lúc này. Cha mẹ nên ghi nhớ 10 kỹ năng sau đây trong giao tiếp mà đứa trẻ 10 tuổi nào cũng phải thuộc lòng.

  1. Kỹ năng chào hỏi và tạm biệt

Để bắt đầu bất kỳ một cuộc giao tiếp nào, điều cơ bản nhất đó chính là lời chào. Cha mẹ cần duy trì, nhắc nhở con nên thực hiện thường xuyên điều này. Đây là cách để con biết cách làm quen, mở đầu cuộc trò chuyện với bạn bè hay với những người xung quanh. Cha mẹ hướng dẫn con cách xưng hô và thể hiện lời chào đúng với từng đối tượng như:  bạn bè, người thân, người lớn tuổi.

10 kỹ năng trong giao tiếp cho trẻ 10 tuổi 1

Rèn luyện bé kỹ năng chào hỏi, tạm biệt

Lời chào không chỉ mở đầu câu chuyện mà còn được thể hiện khi cuộc nói chuyện đã kết thúc. Nhiều đứa trẻ quên mất kỹ năng chào tạm biệt này. Cha mẹ nên nhắc nhở  con về điều này.

  1. Kỹ năng lắng nghe

Một người giỏi giao tiếp là người luôn luôn biết lắng nghe người khác và biết nói đúng lúc, đúng thời điểm. Kỹ năng này tưởng đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua mà không biết rằng nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đối với trẻ, khi trẻ chỉ biết quan tâm tới cảm xúc của riêng mình, chỉ biết đòi hỏi khi chúng muốn cha mẹ đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi. Trẻ không còn quan tâm tới thái độ của cha mẹ. Chúng không biết những đòi hỏi đó đang làm cha mẹ buồn phiền.

10 kỹ năng trong giao tiếp cho trẻ 10 tuổi 2

Lắng nghe là kỹ năng cần thiết giúp trẻ giao tiếp tốt

Cha mẹ không nên từ chối ngay mà nên trò chuyện và nói cho con biết điều đó đang làm cha mẹ khó chịu. Không những vậy, cha mẹ nên dạy con biết cách lắng nghe người khác nói. Khi trẻ biết lắng nghe, trẻ sẽ biết thấu hiểu và thông cảm cho người khác thay vì chỉ nghĩ cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm: Các bậc phụ huynh đang phải đau đầu trong việc không biết nên tìm gia sư toán tại nhà ở đâu. Tại trung tâm gia sư việt các cha mẹ có thể tìm được những gia sư toán tại nhà phù hợp cho con em mình, có thể tham khảo tại giasuviet.net.vn

  1. Kỹ năng quan sát

Khi trẻ 10 tuổi, trẻ đã bắt đầu biết quan tâm tới cảm xúc của cha mẹ. Nhưng cũng có trẻ quen được chiều chuộng, ít quan tâm tới cảm xúc của người khác. Cha mẹ cần dạy cho trẻ biết quan sát và quan tâm tới mọi người, đặc biệt là những người thân trong gia đình.

Khuyến khích con trò chuyện và quan tâm tới người lớn hay người nhỏ tuổi hơn. Hay nhắc nhở con không được làm phiền hoặc làm ồn ảnh hưởng tới ông bà hay em nhỏ đang ngủ.

Cha mẹ cũng hãy để trẻ thể hiện tình cảm như thấy em khóc, cha mẹ hỏi trẻ sao em khóc? Trẻ sẽ quan tâm tới em, dỗ dành em…Như vậy trẻ đã biết quan sát từ những người thân trong gia đình. Khi trẻ biết quan sát xung quanh, trẻ sẽ dễ dàng biết cách ứng xử trong các mối quan hệ khác.

Ở lứa tuổi này, trẻ rất dễ bắt chước người lớn. Cha mẹ hãy chỉ cho con biết đâu là hành động, cử chỉ xấu và tốt khi con nhìn thấy. Chẳng hạn như thấy em nhỏ cầm đũa sai, cha mẹ nên để trẻ tự giúp em nhỏ cầm cho đúng, hay khi em bị ngã, hãy để trẻ nâng em dậy và dỗ dành em…Đây là những cách đơn giản để trẻ 10 tuổi biết quan tâm, quan sát và phát triển được kỹ năng giao tiếp căn bản nhất.

  1. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Mất bình tĩnh, dễ nổi cáu thường làm hỏng mọi mối quan hệ. Ở trẻ 10 tuổi khó tránh khỏi điều này. Nếu cha mẹ không quan tâm tới điều này thì trẻ sau này rất dễ bốc đồng, hành động theo cảm tính và có thể ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ với người đối diện.

Vì vậy, Cha mẹ nên dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ về cách kiểm soát cảm xúc. Chẳng hạn như: Nhắc con không nên nổi cáu và đánh em nhỏ khi em dành đồ chơi, hay khóc lóc gào thét nơi đông người…Khi trẻ biết điều đó là xấu, trẻ sẽ biết cách kiềm chế cảm xúc hơn.

Biết cách kiểm soát cảm xúc, trẻ không những được nhiều bạn bè yêu mến mà còn duy trì được các mối quan hệ lâu bền. Điều này giúp ích rất lớn cho tài ngoại giao, dễ gây thiện cảm và tạo được các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống, công việc sau này.

  1. Đọc sách

Cách đơn giản nhất để trẻ mở động và sử dụng được linh hoạt vốn từ bằng cách đọc sách. Cha mẹ khuyến khích đọc các cuốn sách truyện hay mà con thích. Đọc sách giúp trẻ có tư duy logic, giàu trí tưởng tượng và nhiều sử dụng được nhiều ngôn từ trong giao tiếp hơn.

Đồng thời, cha mẹ khuyến khích con biết tiếp thu những bài học hay, phân biệt những việc làm cả tốt và xấu cho con.

  1. Chơi chung với bạn

Trẻ giao tiếp giỏi khi trẻ biết hòa đồng với các bạn bè cùng lứa tuổi. Khi trẻ tham gia các trò chơi mang tính tập thể, trẻ sẽ dễ dàng biết cách giao lưu và cùng chơi với các bạn bè khác hướng đến mục đích chung. Bằng cách này, trẻ được học cách bao dung, tiếp thu ý kiến của nhiều người và hòa đồng, hợp tác khi giao tiếp với bạn bè. Từ đó, trẻ sẽ được trang bị thêm kỹ năng làm việc nhóm, với tập thể trong học tập cũng như trong công việc khi trưởng thành.

  1. Giải quyết bất đồng một cách thân thiện

Mỗi khi trẻ bất đồng quan điểm, không vui khi không được đạt được thứ chúng mong muốn. Chúng thường dễ có xu hướng nổi cáu và thiếu kiểm soát ảnh hưởng tới người xung quanh.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ nên giải quyết mọi bất đồng bằng cách hít thở thật sâu, lấy lại bình tĩnh hay đặt những câu hỏi như “tại sao”, “nếu mà”. Bằng cách này  sẽ giúp trẻ tập trung vào vấn đề của chúng và kiểm soát được hành vi, cảm xúc những lúc thiếu kiểm soát đó.

  1. Nói lên ý kiến của mình

Cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh bảo vệ con. Hãy tạo điều kiện, cơ hội để cho con thể hiện bản thân. Cha mẹ có thể giúp trẻ nói ra ý kiến, quan điểm riêng của bản thân.

Chẳng hạn như: Hãy hỏi trẻ khi dẫn trẻ đi mua đồ rằng: “Con thích chọn màu nào? Tại sao con lại thích cuốn sách đó? Nếu con nhận được phần thưởng từ mẹ, con muốn điều gì ? …Khi trẻ biết cách thể hiện bản thân, trẻ đã đạt được kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Đây là kỹ năng cần có và cha mẹ nên sớm dạy trẻ kỹ năng này.

Xem thêm:

  1. Biết xin lỗi khi sai và biết tha thứ khi người khác làm sai

Cha mẹ không nên la mắng, quát tháo con mỗi khi con làm sai mà nên nhẹ nhang tha thứ và nói con không được lặp lại. Điều này giúp trẻ nhận thức được lỗi lầm và sẽ biết cách tha thứ cho người khác.

Cha mẹ cần khuyến khích trẻ nuôi dưỡng thái độ này. Giúp trẻ nhận biết được lỗi sai và biết cách tha thứ và tránh làm tổn thương mà người khác gây ra cho trẻ. Đây là kỹ năng giao tiếp rất có ích không chỉ tạo cho trẻ lòng dũng cảm nhận lỗi mà còn cho trẻ biết vị tha, có lòng bao dung và độ lượng.

  1. Phát âm và sử dụng từ ngữ

Trong giao tiếp, giọng nói là yếu tố vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên hướng dẫn con có giọng nói rõ ràng, không quá lớn tiếng hay nhỏ nhẹ,…Đặc biệt điều chỉnh sửa lỗi nói ngọng, phát âm sai cho con…Bằng cách này, trẻ sẽ tự tin trong giao tiếp hàng ngày và thể hiện bản thân được tốt hơn.

Được tổng hợp bởi angitoinay.net

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.