Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Những lỗi học sinh hay mắc khi làm bài thi môn Địa lí

0

Cập nhật vào 09/01

Khi làm bài thi, do căng thẳng mà một số em học sinh mắc những lỗi sai đáng tiếc. Bài viết sẽ nêu ra những lỗi học sinh hay mắc khi làm bài thi môn Địa lí cần tránh.

Địa lí là môn học thuộc khối khoa học xã hội

Địa lí là môn học thuộc khối khoa học xã hội

Không biết cách trình bày

Một bài thi Địa lí trình bày sạch sẽ, gạch ý rõ ràng sẽ chiếm được cảm tình của người chấm. Tuy nhiên nhiều thí sinh trình bày quá dài dòng, vừa mất thời gian vừa không làm nổi bật ý trọng tâm. Các ý khác nhau viết lẫn lộn thường chỉ được điểm của một ý. Nhiều bài còn tẩy xóa, gạch bỏ nhem nhuốc. Thí sinh không tách ý, tách đoạn của bài làm mà viết dàn trải, các ý của câu gộp thành một đoạn văn bản lớn nên giáo viên khó đọc, khó chấm.

Có thể bạn quan tâm: Nên thuê giáo viên hay sinh viên dạy gia sư tại nhà cho con?

Lỗi thiếu ý, thiếu dẫn chứng

Đề thi Địa lí yêu cầu câu trả lời gồm 3 ý, học sinh chỉ trả lời 2 ý. Nhiều học sinh khi thi xong rất phấn khởi vì cơ bản mình đã làm được bài, nhưng khi đối chiếu với đáp án hoặc trình bày lại cho giáo viên nghe thì mới biết được bài làm của mình điểm chưa cao. Vì vậy các em cần lưu ý, đọc kỹ đề bài và kiểm tra lại phần bài làm của mình để tránh lỗi không đáng có này.

Một số học sinh trả lời đáp án chung chung, không có tính thuyết phục. Các em cần lưu ý khi làm bài cần có dẫn chứng minh họa để bài thi của mình có tính thuyết phục hơn.

Lỗi vẽ sai biểu đồ

Vẽ biểu đồ đúng đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng

Vẽ biểu đồ đúng đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng

Vẽ biểu đồ thường là phần đòi hỏi học sinh phải có nhiều kĩ năng. Nhiều học sinh không xác định được đề bài đưa ra số liệu như vậy thì phải xử lí số liệu như thế nào, vẽ biểu đồ gì, các bước vẽ biểu đồ ra sao, tỉ lệ đúng chưa? Các em học sinh thường nhầm lẫn giữa biểu đồ tròn và biểu đồ miền, biểu đồ đường và biểu đồ cột. Phần vẽ biểu đồ chiếm tỉ lệ điểm rất cao trong bài thi, nếu vẽ sai thì coi như mất toàn bộ điểm bởi vì khi vẽ biểu đồ sai thì phần nhận xét và giải thích cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để tránh vẽ biểu đồ sai, các em phải tập vẽ nhiều và phải phân bố thời gian hợp lý. Cần phải nhớ các yêu cầu của biểu đồ (chính xác số liệu, khoảng cách, tên biểu đồ, chú thích, ghi số liệu, tính thẫm mĩ).

Nhầm lẫn kiến thức

Đề bài đưa ra trình bày địa hình vùng núi Đông Bắc nhưng học sinh lại nhớ mang máng, trình bày nhầm thành nội dung của vùng núi Tây bắc. Đây là lỗi thường hay gặp ở những thí sinh hay có tâm lý chủ quan, vội vàng. Khi nhận đề thi Địa lí, thí sinh chưa tìm hiểu và đọc kỹ câu hỏi mà đã bước vào làm bài ngay. Việc không đọc kỹ đề sẽ dẫn đến hiểu sai câu hỏi hoặc nhầm lẫn giữa các câu hỏi, từ đó thí sinh dễ bỏ sót ý hoặc trả lời thiếu câu hỏi, gây thiệt thòi. Vì vậy, khi phát đề, mỗi thí sinh phải tự kiểm tra đề thi cẩn thận, đọc kỹ câu hỏi 2 đến 3 lần để xác định hướng làm, cách làm hợp lý.

Hiện tượng nhầm lẫn kiến thức xuất phát từ việc thí sinh chưa bám sát vào yêu cầu của câu hỏi để trả lời, dẫn đến trả lời thiếu ý, không đúng trọng tâm hoặc lạc đề. Đây cũng chính là hệ quả của việc thí sinh học tủ, học lệch, học vẹt hoặc không đọc kỹ đề trước khi làm bài.

Kĩ năng sử dụng Atlat kém

Nhiều học sinh chưa biết sử dụng Atlat Địa lí

Nhiều học sinh chưa biết sử dụng Atlat Địa lí

Trong đề thi tốt nghiệp 2017 mới đây đề thi Địa lí là trắc nghiệm. Học sinh được phép mang Atlat địa lí vào và trong đề thi cũng có một số câu hỏi yêu cầu học sinh phải có kĩ năng sử dụng Atlat. Tuy nhiên nhiều học sinh vẫn khá lúng túng khi sử dụng, không biết cách tận dụng Atlat để đạt điểm cao. Lí do là học sinh không chú ý những kí hiệu mà trong cuốn này đề cập tới cũng như không rèn khả năng phân tích.

Ví dụ có câu hỏi dựa vào trang 4 – 5 và trang 30 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? Nhưng học sinh vì không nắm chắc kí hiệu trung tâm công nghiệp nên không làm bài đúng.

5/5 - (1 vote)
Share.

Comments are closed.