Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách nấu nấm linh chi rừng với la hán quả, uống như thế nào?

0

Cập nhật vào 09/04

Nấm linh chi có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác để tăng cường sức khỏe, đặc biệt là lá hán quả. Công thức nấu nấm lim xanh với la hán quả rất đơn giản, mọi người đều có thể áp dụng.

1. Nấm linh chi nấu uống có tác dụng gì?

Nấm linh chi tên khoa học là Ganoderma lucidum, từ xưa đến nay vẫn được mệnh danh là dược liệu quý có khả năng chữa bách bệnh. Loại nấm này có thể mọc trên nhiều loại thân gỗ khác nhau như: mít, xoài, tràm, và đặc biệt là cây gỗ lim xanh. Nấm linh chi mọc trên gỗ lim xanh đã mục trong rừng được gọi là Nấm lim xanh. So với các dòng nấm linh chi khác thì nấm lim xanh chứa hàm lượng dược chất cực cao, gấp 2 – 3 lần. Bởi vậy mà hiện nay nấm ngày càng bị khai thác cạn kiệt. Hầu hết các bệnh nhân ung thư hoặc mang nhiều bệnh lý nặng đều cố gắng tìm mua bằng được nấm lim xanh về uống. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm, giá bán nấm lim xanh tại mục: Nấm Lim Xanh ở rừng.

Nấm linh chi có các công dụng tuyệt vời như:

  • Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm virus như cúm, cúm lợn và cúm gia cầm
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn và viêm phế quản
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tim và các bệnh có liên quan như huyết áp cao và cholesterol cao
  • Hỗ trợ điều trị bệnh thận
  • Hỗ trợ điều trị ung thư
  • Điều trị các bệnh về gan
  • Tăng nồng độ testosterone
  • Làm loãng máu
  • Làm giãn mạch máu
  • Giảm lượng đường huyết cao
  • Tốt cho da và tóc
Nấu nấm linh chi uống là cách sử dụng đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao
Nấu nấm linh chi uống là cách sử dụng đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao

2. Tổng hợp các cách nấu nấm linh chi rừng bạn nên áp dụng

#1. Nấu nấm linh chi rừng với la hán quả

Quả La Hán là gì, có tác dụng gì?

Quả la hán là một loại quả mang hương vị ngọt, có tính thanh mát, không chất gây độc. Quả la hán có độ ngọt cao hơn rất nhiều lần so với độ ngọt của đường mía. Dù là quả khô hay là quả tươi thì bên trong quả la hán có chứa đến 80 mogrosides, mogrosides chính là chất tạo nên vị ngọt của la hán, đồng thời là thành phần mang lại nhiều lợi ích cho con người.

Những tác dụng của việc sử dụng quả la hán là giúp làm mát phổi, nhuận tràng, cung cấp nước cho cơ thể, làm cơ thể không bị các ảnh hưởng trong mùa khô nóng như da khô ráp, khát nước, cơ thể mệt mỏi,… Ngoài ra quả la hán còn có tác dụng giúp chữa ho khan nhờ việc điều tiết lại quá trình hoạt động của phổi, hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính, họng cổ bị khô rát hay khàn tiếng.

Kết hợp nấm linh chi với La hán quả có tốt không?

Chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho biết việc kết hợp nấu nấm linh chi với la hán quả cho tác dụng phụ hay gây hại cho sức khỏe. Do vậy bạn hoàn toàn có thể kết hợp 2 loại dược liệu này với nhau để tăng cường sức khỏe, tận dụng được tác dụng của 2 dược liệu (như vừa nêu bên trên bài viết).

Kinh nghiệm chọn nấm linh chi nấu la hán quả

Một số điều bạn cần lưu ý:

  • Tìm mua nấm linh chi ở địa chỉ uy tín, không nên mua ở các sạp ngoài chợ, các hội nhóm rao bán trên mạng mà chưa rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
  • Nên mua nấm linh chi rừng bởi nấm rừng chứa lượng dược chất gấp 3 – 4 lần linh chi trồng. Trong nấm linh chi rừng thì bạn nên chọn loại nấm lim xanh bởi nấm có nhiều dược chất nên mang nhiều công dụng hơn. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại bài Tác dụng nấm lim xanh.
  • Học thêm kiến thức phân biệt nấm linh chi thật – giả (trên mạng có rất nhiều thông tin bạn có thể tham khảo).

Hướng dẫn cách nấu nấm linh chi với la hán quả

Công thức nấu nấm linh chi với la hán quả rất đơn giản, ai cũng có thể áp dụng và tự mình thực hiện:

Chuẩn bị: Nấm linh chi (10 – 30g), la hán quả (3 – 5 quả), 2 lít nước lọc, ấm đất hoặc sứ. 

Cách làm: Đem nấm và la hán quả rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, cho vào nồi, đổ 2 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp đến khi lượng nước trong nồi cạn còn khoảng 1.5 lít thì tắt bếp. Chắt nước ra bình hoặc để tiếp trong nồi và mỗi lần uống chắt ra sử dụng.

Phần bã còn lại vẫn còn chứa dược chất nên bạn đừng vội bỏ, cất trong ngăn mát tủ lạnh, ngày hôm sau cho vào nồi, đổ 1.5 lít nước, đun tới khi cạn còn khoảng 1 lít nước thì uống.

#2. Nấu nấm linh chi rừng với đậu đen

Chuẩn bị: 10 – 30g nấm linh chi, 20 – 30g đậu đen, nồi nấu. 

Cách làm: Đậu đen đem rang thơm, nấu cùng với 0.5 lít nước. Nấm linh chi rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 1 đến 1.5 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn lửa nhỏ, đun tiếp cho tới khi nước trong nồi cạn chỉ còn khoảng 0.8 đến 1 lít nước. Khi uống thì đổ 2 nước này vào với nhau, khuấy đều. Có thể uống nóng hoặc lạnh đều được.

#3. Nấu nấm linh chi rừng với tam thất

Chuẩn bị: Tam thất 4- 7g, nấm linh chi 10 – 20g, thái lát. 

Cách làm: Đem nấm linh chi với tam thất nấu với 2 lít nước, đun sôi như thuốc Đông Y từ 60 – 90 phút, điều chỉnh nước sôi đun lửa nhỏ lại. Tới khi cạn chỉ còn 2/3 lượng nước thì tắt bếp và sử dụng.

#4. Nấu nấm linh chi rừng với cam thảo

Chuẩn bị: 3 lát cam thảo, 5 lát nấm linh chi. Khi chọn chú ý chọn nguyên liệu còn mới thơm mùi đặc trưng, kiểm tra xem có bị nấm mốc hay mối mọt gì không, nếu có thì tuyệt đối không sử dụng.

Cách làm: Đem rửa sạch nấm và cam thảo để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Cho nấm, cam thảo vào nồi rồi đổ vào 1 lít nước. Đun sôi tầm 2 – 3 phút thì tắt bếp, ngâm nấm và cam thảo trong nước nóng tầm 5 phút rồi tiếp tục bật bếp, đun nhỏ lửa đến khi lượng nước trong nồi cạn còn khoảng 800ml thì tắt bếp. Chắt nước ra uống trong ngày. Bạn có thể uống nóng hay lạnh đều được.

#5. Nấu nấm linh chi rừng với táo đỏ

Chuẩn bị: 10 – 30g nấm linh chi thái lát thật mỏng, 10 – 15g cam thảo thái lát thật mỏng, Đường phèn, 5 – 7 quả táo đỏ, 2 lít nước, nồi.

Cách làm: Đem các nguyên liệu trên đi làm sạch, cho vào nồi, đổ nước vào và đun tới sôi nước thì vặn lửa nhỏ, đun khoảng nửa tiếng thì tắt bếp, chắt nước ra dùng.

#6. Nấu nấm linh chi với đường phèn

Chuẩn bị: 10 – 30g nấm linh chi, 3 – 5 viên đường phèn nhỏ, nước lọc, nồi đất hoặc sành, sứ.

Cách làm: Nấm linh chi đem rửa sạch, vớt ra để ráo. Cho nấm vào nồi, đổ 2 lít nước lọc vào đun cho tới khi nước trong nồi sôi thì cho đường phèn vào, đun nhỏ lửa tiếp đến khi nước trong nồi cạn còn khoảng 1.5 lít nước thì tắt bếp. Chắt nước ra bình để uống trong ngày.

#7. Nấu nấm linh chi rừng với gừng

Chuẩn bị: 15g nấm linh 15g Hoàng Kỳ, 1 củ gừng tươi, 200g thịt lợn nạc, Hành tím khô, muối, hạt tiêu, rượu đế.

Cách làm: Nấm linh chi đem rửa sạch, thái nhỏ. Gừng gọt vỏ, thái lát mỏng. Hành khô bỏ rễ, bóc vỏ, đập dập. Thịt lợn chần qua nước sôi, rửa sạch và thái lát vuông. Cho nấm linh chi, gừng, hoàng kỳ, thịt lợn, hành, rượu đế vào nồi, đổ khoảng 1.5 lít nước lọc vào, đun sôi. Nếu thấy có váng bọt nổi lên thì vớt ra để nước được trong. Sau đó vặn lửa nhỏ đến khi thịt lợn mềm nhừ, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh ra bát và sẵn sàng thưởng thức. 

#8. Nấu nấm linh chi rừng với xạ đen

Chuẩn bị: 20g nấm linh chi, 10g lá xạ đen, 10g thân xạ đen, nước lọc, nồi nước đất hoặc sành, inox (không nên dùng nồi kim loại đồng, sắt… dễ tương tác phản ứng với dược chất của nấm).

Cách làm: Các nguyên liệu trên các bạn đem đi rửa sạch, sắc cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc còn 1.5 lít thì có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 6 -7 lần, sử dụng trong ngày, kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ thuyên giảm.

#9. Nấu nấm linh chi với gà ác

Chuẩn bị: 10 -20g nấm linh chi đỏ; táo đỏ, táo tàu; ngô bao tử, cà rốt, thịt gà ác, gia vị, hàng ngò…

Cách làm: Bạn nên cho nấm linh chi và gà vào hầm cùng 1 lúc với nhau cho chín. Sau đó mới cho tiếp những nguyên liệu khác và để lửa nhỏ trong 30 phút để món canh, súp được nhừ, mềm và thơm hơn.

3. Ai nên dùng nấm linh chi?

Các đối tượng nên dùng nấm linh chi gồm:

  • Người mắc bệnh ung thư: ung thư gan, ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, thực quản, não, vú, buồng trứng, cổ tử cung…
  • Người mắc bệnh lý tiểu đường, huyết áp cao
  • Người mắc bệnh gout
  • Người bị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, suy gan
  • Người bị mỡ máu
  • Người bị mất ngủ, stress
  • Người bị suy nhược thần kinh, cơ thể hay mệt mỏi
  • Nam giới yếu sinh lý
  • Người muốn bồi bổ cơ thể
  • Người muốn giảm cân
  • Người muốn làm đẹp da

Để hiểu vì sao những người này không nên uống nấm linh chi, bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết hơn trong bài Ai không nên uống nấm linh chi.

4. Uống nấm linh chi vào lúc nào là tốt nhất?

Buổi sáng là thời điểm tốt nhất bởi vì sau khi thức dậy bụng rỗng nên uống nước nấm linh chi sẽ tăng cường khả năng hấp thu các hoạt chất vào máu nhanh hơn và tác dụng sẽ hiệu quả sớm hơn.

Nhiều người dùng  phân vân uống nấm linh chi vào buổi sáng lúc chưa ăn gì liệu có bị đau dạ dày không?

Chúng tôi một lần nữa khẳng định với các bạn rằng, uống nấm linh chi vào buổi sáng lúc chưa ăn gì hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới dạ dày. Thậm chí nó còn rất tốt cho người bị bệnh dạ dày bởi lúc này dạ dày đang trống, dược tính của nấm linh chi dễ dàng tác động lên niêm mạc dạ dày, giúp phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh về dạ dày.

5. Uống nấm linh chi thay nước lọc có tốt không?

Trong các tài liệu đề cập đến nấm linh chi, các công trình khoa học, khảo sát thực nghiệm đều chưa đề cập đến thành phần nào của nấm linh chi gây độc tố. Vì thế nếu có điều kiện, người tiêu dùng hoàn toàn có thể sắc nước uống hằng ngày, dùng lâu dài mà không gây độc hay phản ứng phụ nào.

Tuy nhiên bạn cũng chú ý đến liều lượng uống nấm, với người bệnh thì nên dùng 20 -30g nấm linh chi/ngày, người uống nấm linh chi bồi bổ đều đặn hàng ngày thì chỉ nên dùng 7 – 15g nấm sắc hoặc hãm trà với 1.5 đến 2 lít, pha loãng uống hàng ngày thay nước lọc sẽ tốt.

6. Nên nấu nấm linh chi bằng nồi gì tốt nhất?

Không nhiều người quan tâm đến chất liệu của nồi nấu nước linh chi. Mọi người sẽ thấy trong bếp có nồi nào thì tiện lấy nồi đó nấu mà không biết rằng nếu chọn nồi nấu làm từ các chất liệu kim loại như đồng, sắt sẽ không hề tốt. Lý do bởi nồi đồng, sắt khi đun nóng ở nhiệt độ cao, các chất liệu này sản sinh, tiết ra các hóa chất, ion – chúng phản ứng với dược tính trong nấm linh chi tạo thành chất kết tủa không tan, khi uống dễ gây ra sỏi thận, ảnh hưởng không tốt đến gan. Dược tính của nấm cũng giảm đi rất nhiều khi sử dụng nồi kim loại sắt, đồng đều sắc nước nấm linh chi.

Nồi inox, sứ, đất được ưu tiên dùng để đun nước nấm linh chi rừng nói riêng và các bài thuốc Nam nói chung. Điểm mạnh của chất liệu nồi inox đó là trơ, bền, không phản ứng với dược chất có trong nấm linh chi tự nhiên. Không chỉ vậy nồi này nấu nhanh sôi, không bị nứt vỡ khi nấu, giá thành mua khá rẻ (chỉ vài chục nghìn đến hơn trăm nghìn).

Nồi sành, sứ, đất được đánh giá là nồi sử dụng để nấu nấm linh chi tốt nhất. Nguyên liệu chính làm nồi là đất sét, cao lanh, được nung ở nhiệt độ cao đã loại bỏ được các nguyên tố vi lượng trong đất như sắt, nhôm, đồng – dễ sinh ra phản ứng kết tủa khi nấu cùng nấm linh chi rừng. Cho nên khi đun nước nấm linh chi bằng các nồi chất liệu đất, sứ, sành, nước nấm giữ nguyên mùi vị, màu sắc, vitamin và khoáng chất không bị biến đổi. Tuy nhiên nhược điểm của nồi này là dễ bị nứt vỡ khi sử dụng.

5/5 - (1 vote)
Share.

Comments are closed.